1. CorelDRAW là gì?  Bạn có nên học thiết kế đồ họa bằng CorelDRAW?

CorelDRAW là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa phổ biến nhất trên thị trường. Phần mềm này được phát triển và phân phối bởi tập đoàn Corel, là một trình biên tập đồ họa vector giống như Adobe Illustrator.

CorelDRAW được ứng dụng rộng lớn trong ngành thiết kế đồ họa và quảng cáo bởi khả năng thực hiện đa tác vụ và tốc độ xử lý công việc ấn tượng của phần mềm. Các tác phẩm có thể được hình thành từ CorelDRAW là:

Cũng giống như nhiều phần mềm thiết kế đồ họa khác, CorelDRAW sở những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Ưu điểm

Giao diện thân thiện: So với phần mềm với những tính năng tương tự thì CorelDRAW sở hữu một giao diện thân thiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều. Điều này rất phù hợp những người mới bắt đầu tìm hiểu về thiết kế đồ họa;

Tối ưu hóa thời gian thực hiện: CorelDRAW được người dùng đánh giá cao do việc hỗ trợ nhiều lệnh tắt tiện dụng, điều này giúp rút ngắn thời gian thao tác, hoàn thành sản phẩm thiết kế nhanh hơn;

Khả năng đồ hình vượt trội: Phần mềm CorelDRAW hỗ trợ cắt hình ảnh bitmap dễ dàng, kết hợp với các phím tắt điều chỉnh các nét vẽ hỗ trợ người dùng đồ lại hình

Nhược điểm

Sai lệch màu sắc hiển thị: Hiệu ứng tô màu chuyển sắc trong CorelDRAW là một nhược điểm cản trở quá trình thực hiện một sản phẩm in ấn. Nhiều phản hồi từ các designer lâu năm cho thấy sự chênh lệch màu sắc khá lớn giữa bản hiển thị trên thiết bị điện tử và sản phẩm được in ra;

Khả năng tương thích hạn chế: Các designer cần thường xuyên tải xuống các file ảnh vector có sẵn trên nguồn mở, tuy nhiên, khi mở những file này trên CorelDRAW lại gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc kết hợp CorelDRAW với các phần mềm đồ họa khác như ID và AE không hề dễ dàng.


CorelDRAW từ khi ra đời đến nay đã cập nhật với 25 phiên bản từ 1 đến 12, X3, X4, X5, X6, X7, X8, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và mới nhất là 2023. Nhà thiết kế đồ họa có thể thoải mái lựa chọn phiên bản CorelDRAW phù hợp với nhu cầu sử dụng và cấu hình máy. Hầu hết các phiên bản sở hữu giao diện tương tự nhau, chỉ khác nhau một số tính năng và thao tác nâng cao. Những tính năng cập nhật chỉ hỗ trợ trên các phiên bản mới nhất với cấu hình cao nhất.

2. Làm quen với giao diện thiết kế đồ họa của CorelDRAW

Các thành phần cơ bản hiển thị trong phần mềm CorelDRAW bao gồm: 

3. Những thao tác cơ bản khi thiết kế đồ họa bằng CorelDRAW

Dưới đây là 5 thao tác cơ bản đối với 1 file lưu trữ mà bất cứ ai bắt đầu học thiết kế đồ họa bằng CorelDRAW cũng cần phải biết: 

3.1. Tạo file mới

Bước 1. Thực hiện một trong những thao tác sau:

Bước 2. Nhập tên tệp vào hộp văn bản Name.

Bước 3. Từ hộp danh sách Preset destination, chọn điểm đến đầu ra cho bản vẽ:

3.2. Lưu file

Bước 1. Nhấp chọn biểu tượng Save hoặc phím tắt Ctrl + S → Hộp thoại lưu file xuất hiện.

Bước 2. Lựa chọn khu vực lưu file ở thanh dọc bên trái.

Bước 3. Điền tên file vào thanh File name → thanh Save as type để mặc định là đuôi CDR.

Bước 4. Lựa chọn Selected only nếu muốn lưu những file đánh dấu. 

Bước 5. Lựa chọn Version – phiên bản lưu file. 

Bước 6. Bấm Save để hoàn tất thao tác.

3.3. Định dạng trang thiết kế

Nhấp chọn công cụ Pick tool, không lựa chọn đối tượng nào, trên thanh Property hiển thị: 

3.4. Xuất file

Người dùng có thể tùy chọn xuất tất cả các file Thiết kế đồ họa đang thực hiện hoặc chỉ một vài file lựa chọn trong Corel DRAW với 5 bước sau đây:

Bước 1. Trên thanh công cụ, nhấp chọn File → Export hoặc phím tắt Ctrl E.

Bước 2. Lựa chọn khu vực xuất file ở thanh dọc bên trái.

Bước 3. Điền tên file vào thanh File name → lựa chọn kiểu đuôi mở rộng ở thanh Save as type.

Bước 4. Lựa chọn Selected only nếu  chỉ muốn lưu những file đánh dấu. 

Bước 5. Bấm Export để hoàn tất thao tác, tùy thuộc vào kiểu đuôi mở rộng màn hình sẽ hiển thị bộ lọc tương ứng.

3.5. Nhập file

Không phải lúc nào người dùng cũng có thể tìm thấy file trực tiếp từ chương trình mà phải nhập file từ các nguồn khác nhau:

Cách 1. Trên thanh công cụ, nhấp chọn File → Import hoặc phím tắt Ctrl I → Màn hình hiển thị các file sẵn có trong máy tính → Lựa chọn file mong muốn → Nhấp chọn Import để hoàn thành thao tác.

Cách 2. Nhấp chọn hiển thị các file sẵn có trong máy tính → nhấp chuột vào file cần xử lý → kéo file và thả vào phần CorelDRAW.

4. Các công cụ quan trọng trong Corel Draw

Hiểu về các công cụ và chức năng của chúng trong phần mềm sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình thiết kế. Danh sách công cụ bao gồm: 

5. Hướng dẫn sử dụng những tính năng chính trong Corel Draw

5.1. Làm việc với đối tượng

Trước hết, nhà thiết kế đồ họa cần hiểu rõ những đối tượng có thể xử lý và tính năng đi kèm.

4 loại loại đối tượng cơ bản:

Căn chỉnh vị trí đối tượng:

Xoay lật đối tượng theo các lệnh:

Gộp đối tượng và tách đối tượng:


5.2. Làm việc với Chữ viết

Chữ viết là nội dung không thể thiếu của đa số sản phẩm thiết kế đồ họa, nội dung này sẽ cung cấp các thao tác cơ bản để thực hiện với chữ viết trên phần mềm CorelDRAW.

Tạo chữ:

Thay đổi dạng chữ:

Viết chữ uốn lượn – lựa chọn một trong 2 phương thức thao tác:


5.3. Làm việc với Màu sắc

Trong CorelDRAW có 2 hệ màu chính thường xuyên được sử dụng là hệ màu RGB và màu CMYK:

Để tô màu viền ngoài (outline): Nhấp chọn chuột phải lên bảng màu;

Để tô màu trong (fill): Nhấp chọn chuột trái lên bảng màu.

5.4. Làm việc với các hiệu ứng

Một vài hiệu ứng quan trọng trong CorelDRAW mà nhà thiết kế đồ họa có thể áp dụng để khiến đối tượng của mình hấp dẫn hơn:

Nguồn: arena-multimedia.vn